Chuẩn bị dụng cụ và hóa chất để làm sạch, làm vệ sinh tai nghe: Bạn cần chuẩn bị dung dịch bao gồm xà phòng pha với nước ấm, chú ý pha loảng, cũng có thể chọn nước rửa chén bát, nước giặt dùng cho trẻ em, chuẩn bị khăn, vải mềm (khô và thấm nước), giấy ăn, bàn chải nhỏ, tăm bông.
Làm vệ sinh đối với tai nghe In-Ear: In-ear là loại tai nghe có cấu tạo kín do đó, loại tai nghe này dễ sinh sôi vi khuẩn, phần cao su thì dễ đọng mồ hôi gây mất vệ sinh cho người sử dụng. Khi làm vệ sinh, bạn cần tháo phần nút ra khỏi phần vỏ tai để xử lý riêng cho sạch sẽ vệ sinh. Với nút tai, dùng khăn mềm thấm dung dịch để rửa và lau sạch sẽ phía phần bên ngoài, dùng tăm bông lau sạch phần ống tai còn lại. Lau các cặn bẩn ở phần vỏ tai ra bằng tăm tre hoặc tăm bông (nếu tai nghe có màng phủ ngoài). Chú ý thao tác nhẹ nhàng tránh chọc thủng màng loa bên trong tai nghe. Phần vỏ ngoài dùng khăn mềm lau sạch với nước sạch là xong, kiểm tra lại tổng thể và để khô trước khi sử dụng.
Làm vệ sinh đối với tai nghe On-Ear: Là loại tai nghe choàng đầu có kích thước lớn được khá nhiều người sử dụng, loại tai nghe nhiều chi tiết nên cần xử lý tinh tế với thao tác nhẹ nhàng. Để làm sạch, bạn cần dùng khăn mềm thấm một ít dung dịch lau nhẹ bên ngoài đệm lót tai, có thể dùng bàn chải nhỏ lông mềm để chải hết bụi bám trong các khe hở và mối nối để tẩy sạch các vết bẩn. Các chi tiết khác có thể dùng bàn chải vuốt nhẹ bụi bẩn sau đó dùng khăn thấm dung dịch lau qua một lượt và lau lại bằng khăn khô là có thể sử dụng được.
Làm vệ sinh đối với tai nghe Earbud: Loại tai nghe này có kích thước vỏ lớn, làm sạch làm vệ sinh bằng cách thấm dung dịch đã chuẩn bị với một tấm vải mềm và lau nhẹ bề mặt tai nghe, lau với lực nhẹ nhàng để không hỏng vỏ và màng tai nghe. Sau đó, bạn dùng bông ngoái tai, thấm chút dung dịch và cọ nhẹ nhàng các chi tiết, khe hở nhỏ khác. Dùng vải khô hoặc giấy ăn lau lại tránh ẩm ướt tai nghe rồi sử dụng.
Biên soạn bài viết, công ty dịch vụ vệ sinh văn phòng tại Hà Nội 2019.